Dịch tả lợn châu Phi bất ngờ tái bùng phát, nông dân trắng tay trước Tết
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương, khiến nhiều hộ nuôi lợn đối diện nguy cơ trắng tay.
2020-05-15 10:16:43
Sáng 13/5, 250 con lợn giống bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan đã về đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu lợn bố mẹ thay vì chỉ nhập khẩu lợn giống ông bà, cụ kỵ như trước đây.
Sau khi được nhập khẩu về Việt Nam, đàn lợn bố mẹ đã được cơ quan kiểm dịch thú y kiểm tra hồ sơ khai báo tình trạng sức khỏe của đàn lợn giống. Bước đầu không phát hiện triệu chứng lâm sàng của các dịch bệnh truyền nhiễm trên lợn. Sau đó, đàn lợn được vận chuyển vào khu nuôi cách ly để theo dõi trong thời gian tối đa 45 ngày. Trong thời gian nuôi cách ly, đàn lợn tiếp tục được lấy mẫu giám sát về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Sau thời gian này, lợn giống khoẻ mạnh, không có dịch bệnh sẽ được cấp chứng nhận cho doanh nghiệp chăn nuôi nhân giống phục vụ tăng đàn, tái đàn.
Đại diện Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu lợn giống từ Thái Lan về Việt Nam, cho biết: Đây là lô lợn đầu tiên trong tổng số 20.000 con lợn nái và 200 con lợn đực giống mà doanh nghiệp sẽ nhập khẩu về Việt Nam trong năm nay. Một nửa số lợn bố mẹ nhập khẩu về được dùng để phục vụ việc tái đàn của doanh nghiệp, số còn lại sẽ bán ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. Dự kiến đến cuối tháng 8, doanh nghiệp sẽ nhập đủ số lợn giống bố mẹ theo kế hoạch. Sau khi được đưa về Việt Nam, đàn lợn này sẽ được phối giống để sản xuất lợn giống thương phẩm. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay, đàn lợn giống bố mẹ này sẽ cho lợn giống thương phẩm cung cấp cho các gia trại và trang trại ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Vĩnh Phúc. Khi đó giá lợn giống có thể sẽ giảm từ 3 triệu đồng xuống 2 triệu đồng/con. Như vậy sẽ giảm giá thành sản xuất lợn thịt khoảng 10.000đ/kg.
Bộ NN&PTNT cho biết, theo số liệu đăng ký, năm 2020, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu gần 12.000 con lợn giống gốc và 20.000 con lợn nái về Việt Nam để phục vụ sản xuất. Tính đến ngày 18/4, số lượng nhập khẩu lợn giống gốc là hơn 3.000 con, tăng 21% so với năm 2019. Việc nhập khẩu đàn giống lợn trong năm 2020, cộng với đàn giống sẵn có trong nước sẽ đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2024.
Hiện nay, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm 35% tổng đàn lợn thương phẩm cả nước, còn lại 65% là doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân. Hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều không tự nuôi được lợn nái để nhân giống, nên thời điểm hiện tại rất khó mua được con giống tái đàn. Vì vậy, tình hình tái đàn trên cả nước trong thời gian qua còn chậm.
Bộ NN&PTNT cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không hạn chế và không có hạn ngạch.
Cổng Nông Dân
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương, khiến nhiều hộ nuôi lợn đối diện nguy cơ trắng tay.
Khi rút ngắn được thời gian nuôi. Bà con giảm được chi phí nuôi dưỡng, công lao động, điện nước. Giúp khả năng luân chuyển đàn trong trại nhanh hơn.
Nhiều người chăn nuôi cho rằng đa phần heo con bị đè chết thường là heo nhỏ, còi cọc và yếu...
Giá lợn hơi ở mức cao sẽ kéo dài, thậm chí có thể qua cả Tết Nguyên đán do nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Vào những ngày đầu sau cai sữa, quá trình nhu động ruột diễn ra chậm hơn, dẫn đến tình trạng ứ trệ thức ăn trong ruột...
Việc lựa chọn vaccine phù hợp đảm bảo uy tín và chất lượng cũng là yếu tố quan trọng không kém giúp trại chăn nuôi thành công...
Khi ruột bị xoắn lại các mạch máu dẫn đến phần khác của ruột sẽ bị ngưng lại, gây hoại tử ruột dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng.
Sau một thời gian giữ ở mức cao, những ngày gần đây, giá lợn hơi có xu hướng giảm mạnh, xuống dưới mức 80.000 đồng/kg
Mới đây, Tigervet vừa giới thiệu 03 sản phẩm vắc xin cho heo.
Liên cầu khuẩn ở heo là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Streptoccocus suis gây ra. ..