Công nghệ biến bùn thải chăn nuôi thành nguồn tài nguyên hữu ích
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
2022-05-05 09:02:55
Ứng dụng công nghệ điện hóa trong xử lý nước thải như một bước tiến mới trong nuôi trồng thủy sản 4.0. Ảnh: Tepbac
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời, trong đó tối ưu nhất hiện này chính là công nghệ điện hóa - siêu âm.
Áp dụng công nghệ điện hóa - siêu âm để xử lý nước, tại sao không?
Công nghệ điện hóa - siêu âm hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa mật độ bọt khí của dung dịch điện hóa thành vi bọt khí bằng cách sử dụng chuỗi phản ứng oxy hóa từ nhóm gốc tự do hydroxyl để tạo ra tác động nhanh, mạnh trong thời gian ngắn.
Hiểu nôm na thì công nghệ xử lý nước thải công nghệ cao này là phương pháp tận dụng điện hóa để phân hủy các hợp chất hữu cơ và xử lý các vấn đề độc hại, hợp chất hóa học tồn đọng trong nước thải ao nuôi. Hơn nữa, đây còn là mô hình tuần hoàn, đảm bảo nước trong ao nuôi luôn được làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Quá trình xử lý điện hóa nước thải diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan. Ảnh minh họa
Sở dĩ đây là phương án xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tối ưu nhất hiện nay là bởi những ưu việt mà nó mang lại, có thể kể đến như:
- Nước trong ao được xử lý trực tiếp trong ao, có thể tái sử dụng nước đã qua xử lý một cách nhanh chóng, an toàn cho vật nuôi trong trang trại và khu vực lân cận;
- Thay thế hoàn toàn thuốc, hóa chất xử lý nước. Vừa tiết kiệm chi phí đầu vào, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sử dụng lạm dụng thuốc;
- Khử độc các chất có hại trong ao, hạn chế mùi khó,… môi trường nước được cải thiện;
- Vận hành thiết bị đơn giản, đầu tư một lần và sử dụng được cho các vụ nuôi sau.
Được ra đời từ năm 2016, công nghệ xử lý nước bằng phương pháp điện hóa - siêu âm cùng lúc xử lý vi khuẩn, đạm hòa tan, xác tảo, khí độc trong suốt vụ nuôi, góp phần làm tăng DO trong nước. Hiện nay, mô hình đã được ứng dụng rộng khắp các tỉnh, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang,… mang lại hiệu quả kinh tế đáng kinh ngạc cho các trại nuôi.
Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản có thể nói là điều kiện tiên quyết để vật nuôi khỏe mạnh. Ảnh: Tepbac
Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải ao nuôi
Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản từ lâu luôn là nỗi đau đáu trong lòng người nuôi bởi nó luôn tồn tại những bất cập và chiếm một khoảng chi phí không nhỏ để làm sạch và tái sử dụng hoặc thải ra môi trường.
Nước thải trong nuôi trồng thủy sản chứa BOD, COD, Nito,… và nhiều vi sinh vật gây bệnh được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Tepbac
Mặc cho cách tính toán lượng thức ăn và máy móc cho ăn tự động vô cùng hiện đại, việc thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao như một nguyên nhân tất yếu. Song, hàm lượng đạm chứa trong thức ăn – đặc biệt là thức ăn cho tôm – rất cao, khi tôm, cá ăn không hết hoặc không ăn trong thời gian ngắn, thức ăn sẽ bị hòa tan trong nước, chính điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến môi trường nước ao nuôi.
Nguyên nhân thứ hai là quá trình vật nuôi chuyển hóa thức ăn, chúng thải ra một lượng không nhỏ amonia (NH3), hydro sulfide (H2S), methane (CH4),… vào nước, cùng với đó là chất thải từ chính chúng, chế phẩm sinh học, xác tảo làm cho nước có màu và mùi rất khó chịu, có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để các sinh vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển.
Ngoài ra, bùn lắng đọng trong ao và trong nguồn nước thải cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mọi tạp chất trong ao nuôi đều lắng tụ và tồn tại trong bùn thải, nếu không được thu gom và xử lý có bài bản thì không những gây tác hại xấu đến vật nuôi, sản lượng giảm sút mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ nuôi trong khu vực và môi trường tự nhiên.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, xử lý nước công nghệ cao bằng điện hóa - siêu âm không chỉ giúp hạn chế xả thải ra môi trường, chi phí thuốc, hóa chất xử lý nước giảm mà còn kéo theo chi phí nuôi thấp hơn. Đây là giải pháp góp phần tăng tỷ lệ thành công mùa vụ lên đến 90%.
Theo tepbac.com
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
Vài năm gần đây, một số hộ gia đình ở huyện miền núi Ba Vì đã khai thác tiềm năng mặt nước để đầu tư nuôi cá công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế..
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay.
Sau vài năm đầu hoàng kim, tôm mất giá. Khi dịch Covid-19 đi qua thì giá nguyên liệu, xăng dầu tăng, vốn xoay vòng không có…
Hiện nay, thị trường máy cho tôm ăn rất đa dạng, nhiều chủng loại. Một số lưu ý người nuôi nhất định phải biết trước khi chọn máy cho tôm ăn tự động.
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Phần mềm quản lý về cơ bản ai cũng hiểu được mục đích là ứng dụng công nghệ để quản lý thay cho một số nhân lực quản lý một hệ thống nào đó.